Cơ chế của Etching trong nha khoa

Cơ chế của Etching trong nha khoa

 

Cơ chế của etching trong trám composite

 

Trước đây em nghĩ etching nhằm tạo những vi kẽ, làm trống những ống ngà để một đầu ái thủy của monomer nhị đầu trong boding gắn vào. Nhưng giờ đọc kĩ lại trong sách cô dạy, lại nói rằng cơ chế của etching là “lấy đi những mùn ngà trên bê mặt ống, để lại mùn trong ống gọi là những nút mùn có tác dụng là băng sinh học ngăn cản lưu thông của dịch trong ống ngà giúp ít đau sau trám” . Nếu vậy thì chất dán sẽ bám vào đâu? ACE giúp em với! ^ – ^

Trả lời về cơ chế của Etching

Cả bạn và cô bạn đều đúng nhưng có lẽ là bạn thì nói về etching trên men còn cô của bạn lại nói về ethcing trên ngà răng.

Bonding trên men và trên ngà có khác nhau vì : ở ngà có nhiều cấu trúc hữu cơ hơn men và có lớp mùn ngà (smear layer) và nút ngà trong các ống ngà.

Một hệ thống chất gắn trên ngà thì có 3 thành phần: etching, primer và bonding.

Etching: mục đích là để:

  • loại bỏ lớp mùn ngà
  • loại bỏ thành phần vô cơ trong ngà
  • tạo chỗ cho sự xâm nhập của các đuôi nhựa

Primer: gồm những phân tử 2 cực chức năng có tính cặp đôi ( coupling agent). Một đầu sẽ gắn với đầu ưa nước ở ngà , một đầu sẽ gắn với đầu kị nước của nhựa.

 

Chất primer được dùng đầu tiên là NPG-GMA gắn chủ yếu nhờ liên kết với ion canci ở răng. Gắn theo kiểu này thì gắn men mạnh hơn gắn ngà và lực gắn vào ngà là khá yếu.

Các thế hệ hiện nay thì primer sẽ liên kết với lớp collagen để tạo thành một lớp lai (hybrid layer) và đã tăng lực gắn lên ngà nhiều hơn-> collagen đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống gắn trên ngà hiện nay.

(Sau khi etch và rửa sạch, ta phải xì hơi nhẹ, vì không xì thì nước còn lại sẽ làm loãng primer và bond mà nếu xì quá mạnh và khô thì sẽ làm hỏng lớp collagen. Do vậy ta nên để ẩm chứ không nên quá ướt và cũng không quá khô).

 

Cám ơn bạn rất nhiều về câu trả lời! nhưng còn 1 số chỗ mình chưa hiểu lắm, giải thích dùm mình nhe:

  1. Cơ chế của etching trên men là gì?
  2. Theo cách bạn trả lời thì lớp lai sẽ gồm: đầu ưa nước của primer liên kết với khung collagen còn lại trên ngà sau khi loại bỏ thành phần vô cơ ( không hề ảnh hưởng tới các ống ngà, và vẫn còn các nút mùn giúp ít đau sau khi trám). Không biết mình hiểu vậy có đúng không?

Trả lời

Etching trên men: mục đích là để tạo ra một dạng tổ ong (honeycomb pattern “frosty appearance”) trong đó có năng lượng bề mặt cao, hơn gấp đôi men chưa etch.

Men sau khi etch (có dạng tổ ong) với năng lượng bề mặt cao
Men sau khi etch (có dạng tổ ong) với năng lượng bề mặt cao

Do đó nhựa có thể làm ướt bề mặt và xâm nhập vào trong các vi kẽ (tạo thành các đuôi nhựa).

Hình ảnh Men sau khi etch
Hình ảnh Men sau khi etch
Men sau khi bonding
Men sau khi bonding

Còn câu hỏi của bạn lớp lai đúng là phần mà primer sẽ liên kết với collagen còn về phần có nút mùn trong các ống ngà thì theo quan điểm của mình thì không đúng lắm.

Theo mình là lớp mùn ngà (smear layer) hay các nút ngà (smear plug) đều cần lấy đi trước khi bonding (vì loại bỏ các nút ngà thì mới tạo các đuôi nhựa được, lực bond mới mạnh được).

Còn theo mình nghĩ thì chính những đuôi nhựa bịt kín ống ngà mới có vai trò cản trở dịch lưu thông trong ống ngà làm ít đau sau trám.

Mùn ngà và nút ngà trước khi etch
Mùn ngà và nút ngà trước khi etch

 

Ngà sau khi bonding và các đuôi nhựa
Ngà sau khi bonding và các đuôi nhựa

 

Tranh luận về cơ chế etching

Mùn là sản phẩm của quá trình khoan cắt tạo xoang. Mùn có chứa các tinh thể hydroxyapatite, collagen thoái biến. Lớp mùn có độ dày khoảng 1 đến 5 µm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lớp lai và giữ vai trò như một nút chặn ở miệng ống ngà ngăn dịch ngà. Lớp mùn dày quá mức trong trường hợp tạo xoang với một lượng nước quá ít và mũi khoan thô sẽ ngăn cản sự tạo thành lớp lai vì keo dán không thấm ướt tốt toàn bộ cấu trúc khung collagen. Nếu lấy đi lớp mùn này thì dịch ngà sẽ nhanh chóng chiếm chỗ bên trong khung collagen và cản trở việc tạo lớp lai. Các đuôi nhựa có nhiều ý nghĩa ở lớp men nhưng ở lớp ngà thì nó ít ý nghĩa vì diện tích đuôi nhựa này rất ít và việc cố gắng tạo ra nhiều đuôi nhựa thì lợi bất cập hại do không có đuôi nhựa được tạo ra mà cũng mất luôn lớp lai (do đại hồng thuỷ dịch ngà). Để có được lớp mùn ngà này ở mức vừa đủ người ta dùng acid phosphoric với nồng độ 37% và thời gian soi mòn là 20s cho mô men và 10s cho mô ngà. Soi mòn bằng acid phosphoric có thể là quá mức do khó kiểm soát, nên hỗn hợp acid polyacrylic 20% aluminium chloride hexahydrate 3% được đề nghị với thời gian xử lý bề mặt ngà là 10s.

Một cái nho nhỏ nữa là:

Cụm từ soi mòn dùng cho ngà răng lúc này không đúng thực tế nữa. một số tài liệu họ chỉ dùng cụm từ “conditioner” cho ngà răng mà thôi. Dịch tiếng Việt từ này theo mấy từ điển bình thường thấy kì kì, chắc phải để các cao thủ dịch hộ.

nhasisaigon.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay